Cách nuôi gà chọi mau lớn cho AE sư kê mới vô nghề!!!

Bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với các AE về các cách nuôi gà chọi lớn nhanh đơn giản cho AE sư kê mới vào nghề… Mọi người vào xem nếu có gì không đúng có thể bổ sung để AE sư kê đút kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi cũng như tương lai lâu dài sống chết với nghề.

Nuôi gà đã là một vấn đề cực khó trong việc chăm sóc cho đến việc phòng tránh bệnh để cho gà không bị chết… Còn để gà lớn nhanh phát triển tốt lại là một vấn đề nhức óc hơn… Nhưng các sư kê hảy yên tâm vì qua bài viết này… AE sư kê sẽ có cho mình một kiến thức vững chất cũng như khắc phục được những vấn đề khó khăn nói trên… Hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ được AE

>>CÁCH THUẦN GÀ CHỌI THÀNH CHIẾN KÊ HUYỀN THOẠI CHO AE SƯ KÊ

Cách nuôi gà chọi nhanh lớn là cả một nghệ thuật nuôi gà chọi của những người sành đá gà. Gà chọi vốn là một trò chơi mang tính dân gian, những con gà chọi khỏe mạnh sẽ được mang ra đấu với các chú gà chọi khác. Đặc tính của gà chọi là được người dân nuôi không lấy thịt, mà chỉ để đấu. Vì vậy, cách nuôi gà chọi nhanh lớn, đủ sức để chiến đấu không phải là dễ. Vì vậy, muốn nuôi gà chọi nhanh lớn, nhất định bạn phải chú ý kinh nghiệm nuôi gà chọi dưới đây:
1. Bước đầu tiên nuôi gà chọi nhanh lớn chính là chú ý về dinh dưỡng cho gà chọi

Bạn nên để gà chọi ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.

Bạn nên để gà chọi ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cách nuôi là để ăn tự do và thả dông, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cần ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
* Khẩu phần ăn của gà con tách mẹ ( ăn tự do):
– cám gạo : 10%
– bắp : 20%
– lúa : 30%
– Cá tươi nấu chín : 20%
– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần của một chú gà trống thi đấu/ngày:
– Lúa : 0.25 kg.
– Rau, giá : 0.10 kg.
– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Nhiều người còn có cách là cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu của chúng.
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể để gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg cách chọn những con gà tốt là gà có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.
Từ lúc này ta chỉ để gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng nên gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,… Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
2. Cách chọn thức ăn cho gà chọi
Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.
Ngày xưa “gà chấm niên” (đúng một năm) mới tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, để gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước.
Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió.

>>NGHỆ THUẬT CHĂN NUÔI VÀ HUẤN LUYỆN CHO AE SƯ KÊ
3. Chăm sóc gà chọi để gà chọi nhanh lớn
Có thể nói, nuôi gà chọi thật công phu nhưng cũng là cả một nghệ thuật. Công phu vì chính người nuôi phải chịu nhiều sự tốn kém, phải hy sinh thời giờ, tiền bạc để chăm nom và tẩm bổ cho con gà. Là một nghệ thuật, vì họ cần phải biết các phương pháp, không những là cách chăn nuôi mà còn cách huấn luyện nó nữa.

Khi gà đã mọc đủ lông và lông đã cứng cáp, thì chủ nuôi phải sửa soạn bộ mã cho nó.

Gà chọi thường trưởng thành trong vòng 10 tháng và từ thời gian này trở đi, con gà có thể dự những cuộc giao phong được. Tuy nhiên, các cuộc chọi nhau, chỉ nên hạn chế trong khoảng từ tháng chạp đến cuối tháng tư âm lịch mỗi năm mà thôi. Vì sau tháng thứ tư, chúng bắt đầu thay lông. Và do ảnh hưởng của việc thay lông, nên chúng không thể chiến đấu cách bình thường được.
Khi gà đã mọc đủ lông và lông đã cứng cáp, thì chủ nuôi phải sửa soạn bộ mã cho nó: tỉa bớt lông cổ, lông nách và ngay cả lông ở hậu môn, còn lông đầu thì hớt sạch. Lấy 4 thứ: ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau trong chút ít nước và rượu đế rồi tẩm vào thân gà.
Nếu gà quá mập thì cách một ngày lại tẩm một lần. Nhờ cách ôm bóp ào nghệ mà da thịt con gà sẽ săn lại, có sức chống đỡ và chịu đựng được những đòn địch tấn công. Phải năng tắm rửa sạch sẽ cho gà. Mùa lạnh thì mỗi ngày một lần. Còn mùa nóng, hai hoặc ba lần một ngày. Khi lông đã khô ráo thi bạn ôm bóp vào nghệ cho nó.

>> BỘ ẢNH NỮ LANG Y BẬN ÁO YẾM MỎNG TANH ĐỂ LỘ NHŨ HOA <<
4. Huấn luyện để gà chọi nhanh lớn “nhất khỏe nhì tài”
Gà chọi đá khỏe hay không phải nhờ bài huấn luyện dày dặn kinh nghiệm của người nuôi. Cũng giống như người học võ, gà chọi phải được luyện tập hàng ngày để đủ khỏe và biết ra đòn tấn công, phòng thủ.
Vì vậy, bạn không được nuôi gà chọi trong lồng quá lâu, phải thả ra ngoài để gà chọi đi lại co linh hoạt. Việc gà đi lại thường xuyên sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, có sức bền để chọi với đối thử. Ngoài ra, bạn cần có gà tập luyện chọi với con gà khác. Cứ 3 ngày một lần chọi thử để gà làm quen với việc đối mặt với đối thủ, cho chúng có được tinh thần sung lên khi gặp “đối thủ” của mình.
Một bài tập cho gà thường bắt đầu từ tập chân. Dùng chì để deo vào chân gà. Chì phải được dát mỏng, bọc vải để không ảnh hưởng đến chân và sau đó quấn vào chân gà. Đây là bài tập khá ổn để gà chọi có thể mau lớn và chịu được áp lực đòn tấn công của đối thủ. 

chơi đá gà