Hướng dẫn AE bí kiếp xem chân gà gia truyền

Bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn về bí quyết mà mình học hỏi được từ đàn anh đi trước về kinh nghiệm xem chân xem vẩy gà tốt nhất… Bì kiếm gia truyền đó nghe AE… Hy vọng kiến thức mới này sẽ bổ ích cho AE.

Ở Việt Nam đá gà là một thú vui ở nhiều vùng miền trên khắp cả nước ,Đá gà hay xuất hiện trong các dịp lễ hội vào đầu xuân ở đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng .Riêng ở Hà Nam quê tôi khi bạn đặt chân đến miền đắt này ắt hẳn sẽ biết đến sự nổi tiếng của lễ hội đá gà vào ngày mùng 10-3 âm Lịch hàng năm.Các chủ gà sau khi chăm chút các chiến kê sẽ đem gà ra để thi đấu .Ai cũng muốn chiến kê của mình là độc cô cầu bại.Nói thì nghe nó dễ đơn giản là đem gà ra đá thắng thì hân hoan nhận thưởng thế nhưng chẳng mấy người biết để có một chú gà gọi là chiến kê chúng ta phải chăm sóc chọn lọc  chúng như thế nào ?
Ở bài viết lần trước tôi đã chia sẻ kinh nghiệm chọng giống gà chọi,gà đá tốt của anh Thạch chủ trại gà đá Thanh Hà.Hôm nay xin chia sẻ tiếp phần cách xem chân gà chọi tốt cái này thì được chia sẻ trên mạng mình sưu tầm về nói thấy nó cũng khá hay mình không thể giải thích hết cá thuật ngữ trong một bài viết nên chỗ nào có thuạt ngữ bạn chưa hiểu bạn chịu khó tmf trên google mình thaayc ũng có nhiều người chia sẻ lắm.Dưới đây là toàn bộ nội dung cách xem chân gà chọi tốt mà mình nhặt về được.
1. Hậu biên yến quản đồng hành
Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.

2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh
Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.

13. Chận rồi còn thể là hai,
14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân.
15. “Thần hổ đệ nhất” nên cân,

Đoạn này mô tả vảy “Đệ Nhất Thần Hổ Đao”.
– Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy.
– ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly.
– ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.

Gà có vảy này được liệt vào hạng “Linh Kê”.

16. “Hổ Thần Đệ Nhị” cũng phân rõ ràng. 
– Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.

– Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách.
– Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng.
– Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.

Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.

Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.

Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.

– Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc.
– Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.

Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.

*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.

17. Quay sang “liên cước tam hoàn”,
18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền.

Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu.
Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.

Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.

Lưỡng Ngọc Song Cước
Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách.
Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê ( Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc)

Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá “ liên cước tam hoàn” hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.

19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng,
20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang.
21. Thêm rằng bể hậu khai biên,
22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi.

Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.

Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi.
Có sách chép: ” Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường “Quách” và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.

23. Trường thành địa giáp nên coi,
24. Những vảy ấy có gà hay thường thường.

Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.

Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào “Linh Kê”.

25. Thới mang nhân tự một đường,
26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường.

Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.

27. Phải tường tứ ứng mà thương,
28. Đôi chân như một trường nương người mời.

Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là “Độ Tam Ứng” và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.

Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý.
Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi.
Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.

29. Song liên là vảy của trời,
30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai.

Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách.
Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.

Loại thứ nhất 
– Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.

Loại thứ hai 
– Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long.
Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.

Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.

31. Hiểu rằng vảy nhỏ “lạc mai”,
32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài.

Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê.

33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai,
34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường.

Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt.

Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay.

Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt.

35. Đừng cho thất hậu bản lườn,
36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu.

Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa.

Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối.

Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản.

Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta “vô tay” nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay.

“Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi”

Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị “vạy” thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt.

37. Tam tài tứ quý là đâu,
38. Song tam song quý mới hầu tài cho.

Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này.
Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác.

Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó.

Song tam = hai chân có tam tài
Song quý = hai chân có tứ qúy.

Nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui:

1/ vảy “hoa mai”: ngoài trường hợp “Lạc Mai” mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là “Mai Cựa”; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành; Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thỏang gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật.2/ có sách viết “lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi”: tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là “có tật có tài”Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép “Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên.

Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới.

chơi đá gà